Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 500K

CÁC THỰC PHẨM BÀ BẦU NÊN TRÁNH TRONG GIAI ĐOẠN THAI KỲ

CÁC THỰC PHẨM BÀ BẦU NÊN TRÁNH TRONG GIAI ĐOẠN THAI KỲ

Bên cạnh những thực phẩm bổ sung cho mẹ trong suốt thai kỳ. Cùng Fosig tìm hiểu những thực phẩm bà bầu nên tránh trong thai kỳ để đảm bảo thai kỳ được trọn vẹn

Thực phẩm bà bầu không nên ăn ba tháng đầu thai kỳ

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu là yếu tố quan trọng quyết định đến cân nặng và sự phát triển của bé sau này. Đây là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành giác quan thần kinh đầu tiên. Ngoài ra, nguy cơ sảy thai và thai chết lưu thường xảy ra cao trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, các bà mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình trong giai đoạn này.

Sau đây là các thực phẩm bà bầu nên tránh trong giai đoạn 3 tháng đầu:

  1. Hải sản: trong hải sản chứa thành phần protein rất nhiều. Tuy nhiên, đối với một số loại cá lớn như: cá kiếm, cá ngừ,…chứa hàm lượng thuỷ ngân cao. Chính vì vậy, trong ba tháng đầu của thai kỳ mà các bà bầu nên tránh.

  2. Đồ muối chua: Các loại đồ muối chua như dưa muối, cà muối thường bị lên men chua do hoạt động của vi sinh vật. Trong giai đoạn vi sinh vật chuyển hóa nitrat từ nguyên liệu thành nitrit, hàm lượng nitrit tăng cao rất có hại cho cơ thể bà bầu và ảnh hưởng đến thai nhi.

  3. Rau mầm: điển hình là giá đỗ, bà bầu không nên ăn sống giá đỗ vì trong hạt mầm chưa nảy mầm có chứa vi khuẩn, có thể xâm nhập và gây dị tật cho thai nhi.

    Giá đỗ - Thực phẩm bà bầu nên tránh

    Giá đỗ - Thực phẩm bà bầu không nên ăn

  4. Các loại đồ uống: đồ uống có cồn, cà phê, đồ uống có ga, trà thảo mộc,… không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai.

  5. Rau răm: Trong quá trình mang thai, ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là lúc thai nhi chưa phát triển ổn định. Do đó, nếu ăn rau răm trong giai đoạn này, thành tử cung sẽ bị kích thích dẫn đến co bóp, có khả năng sảy thai. Sau 3 tháng đầu, mẹ có thể dùng rau răm nhưng chỉ nên ăn khoảng 50g/tuần và ăn 2-3 cọng mỗi lần. Ngoài ra, rau răm cũng có thể gây mất máu nên phụ nữ đang hành kinh ăn rau răm dễ bị kinh nguyệt không đều. Đối với phụ nữ mang thai thì càng nguy hiểm hơn, có thể gây xuất huyết, thiếu máu, tốt nhất là không nên ăn.

  6. Rau ngót: chứa hàm lượng papaverin cao, được biết là có tác dụng kích thích co bóp cơ trơn tử cung. Đó là một nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Do đó, hàm lượng hợp chất này cao trong rau chắc chắn không tốt cho bà bầu.

Thực phẩm bà bầu nên tránh khi mang thai 6 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn thai nhi phát triển ổn định. Và 6 tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ tập trung phát triển về cân nặng. Và đến khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, các triệu chứng ốm nghén dần thuyên giảm và cảm giác thèm ăn cũng tăng lên. Do đó, bà bầu nên ăn uống điều độ trong 6 tháng cuối để tránh tăng cân quá mức, rối loạn đường huyết, tăng huyết áp dễ dẫn đến giật tiền sản. Sau đây là những thực phẩm nên tránh cho bà bầu vào 6 tháng cuối thai kỳ:

  1. Đồ ngọt: Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Điều này khiến thận phải làm việc quá sức, không tốt cho sức khỏe. Khi hấp thụ quá nhiều đường vào cơ thể, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu. Nó dẫn đến giảm sức đề kháng gây bệnh tật và nhiễm virus. Tuy nhiên, bạn nên tiêu thụ đủ lượng đường để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

  2. Đồ ăn quá mặn: Ăn quá mặn sẽ không tốt cho thận của thai nhi. Thận và hệ tiêu hóa của thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển nên nếu mẹ tiêu thụ quá nhiều muối trong giai đoạn này sẽ khiến thận của bé bị tổn thương. Đồng thời, ăn quá mặn mẹ bầu có thể tăng nguy cơ mắc huyết áp. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nhiễm độc thai cho 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu nên ăn khoảng 6g/muối trên ngày để đảm bảo sức khỏe cho thai kỳ.

  3. Các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao: Cá ngừ, cá đóng hộp, cá có kích thước lớn thường sẽ chứa hàm lượng thuỷ ngân cao. Nếu ăn nhiều sẽ gây tích tụ thuỷ ngân  gây tổn thương đến hệ thần kinh và ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

  4. Các loại thịt cá sống tái: Các loại đồ sống, sashimi, cá hồi, bò bít tết, thịt cá còn sống có chứa nhiều vi khuẩn salmonella, toxoplasmosis, coliform,... gây ngộ độc.

    Sashimi - Thực phẩm bà bầu nên tránh

    Các loại thịt cá sống tái bà bầu nên tránh trong giai đoạn mang thai

  5. Thịt nướng, thịt hun khói: Đây là những thực phẩm được chế biến bằng than để nướng. Khi đốt than sẽ tạo ra một loại chất độc nhiễm vào thức ăn có khả năng gây ung thư. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế để tránh ảnh hưởng sức khỏe mạ và bé.

  6. Gan động vật: Trong gan động vật giàu sắt và vitamin A. Khi mang thai, bà bầu bổ sung sắt và vitamin A từ các loại vitamin tổng hợp. Vì vậy, thường xuyên ăn gan động vật sẽ có hại cho thai nhi.

  7. Một số loại trái cây: Trong trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, cũng có một số loại trái cây có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu như: 

  • Dứa, đu đủ xanh: có chứa chất kích thích cơ trơn tử cung hoạt động, có thể gây sảy thai.

  • Quả nhãn, quả na: gây nóng trong người, táo bón, động thai, đau bụng dưới

    Quả nhãn - Một trong nhữung loại trái cây bà bầu nên tránh ăn khi mang thai

    Quả nhãn - Một trong những loại trái cây bà bầu nên tránh ăn khi mang thai

Bà bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và con. Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, bà bầu cũng nên chú ý đến những thực phẩm nên tránh khi mang thai. Hy vọng những kiến ​​thức Fosig chia sẻ trên đây sẽ giúp các bà mẹ tương lai chuẩn bị sẵn sàng cho một hành trình sinh nở suôn sẻ.

← Bài trước Bài sau →

Bình luận