Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 500K

Cách trị nghén phổ biến nhất dành cho bà bầu

Cách trị nghén phổ biến nhất dành cho bà bầu

Khi mang thai 3 tháng đầu đôi khi là cự hình đối với những người phụ nữ vì mang bầu họ thèm đủ thứ mà chẳng biết ăn cái này, cái kia có ảnh hưởng đến em bé hay không. Nếu các mẹ cũng đang trong tình trạng này thì hãy tham khảo ngày bài viết của Fosig để tìm ra thực phẩm phù hợp nhất cho mình trong thời gian ngắn ngẩm ngày nhé !!!


Vậy... Hiện tượng NGHÉN là gì, làm thế nào để nhận biết, cách khắc phục như thế nào, có nguy hiểm tới mẹ và em bé của bạn hay không, sau đây là những chia sẻ của bác sỹ về hiện tượng NGHÉN khi mang thai...

NGHÉN là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước…Nghén thường xảy ra vào buổi sáng nên có tên tiếng Anh là “morning sickness”, tuy nhiên nó có thể xảy ra vào bất cứ buổi nào trong ngày.

Nghén thường xảy ra vào trước tuần thai thứ 9 và kết thúc trước tuần 12-14. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nghén kéo dài qua vài tháng và có thể suốt thai kỳ.

Khoảng 0,3 – 3% thai kỳ bị tình trạng NGHÉN NẶNG (Hyperemesis gravidarum), mẹ nôn ói nhiều làm giảm trên 5% cân nặng và các biến chứng khác của tình trạng mất nước. Lúc này mẹ cần được điều trị để giảm nôn ói, bồi hoàn nước và điện giải. Nếu nặng hơn nữa có thể cần nhập viện. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nghén nặng:

- Mang đa thai (song thai, tam thai…)

- Thai kỳ trước cũng bị nghén (có thể nặng hoặc nhẹ)

- Có mẹ hoặc chị em gái bị nghén nặng

- Tiền sử bị chóng mặt khi thay đổi tư thế hoặc đau đầu migraine

- Mang thai là con gái

Ngoài nghén do thai thì nôn và buồn nôn còn có thể do một số nguyên nhân khác như: viêm dạ dày trá tràng, ngộ độc thực phẩm, bệnh tuyến giáp, bệnh túi mật…Cần báo cho BS biết để phát hiện những bệnh lý này nếu mẹ bị nôn, buồn nôn với tính chất không giống như thông thường:

- Nôn và buồn nôn xảy ra sau tuần thai thứ 9

- Nôn và buồn nôn kèm một trong các triệu chứng: đau bụng, sốt, đau đầu, bướu cổ

- Ăn ít, ăn nhiều bữa, ăn nhạt, và ăn thực phẩm ítdầu mỡ là cách tốt nhất khi bạn đang ốm nghén.

- Uống nhiều nước như nước trái cây, nước lọc đunsôi. Tuy nhiên cần tránh những loại đồ uống chứa caffein như cà phê và rượu.

- Luôn mang theo bánh quy, hoặc những thức ăn vặtnhư nho khô, sữa chua để ăn mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

- Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ khiến cho tình trạng ốmnghén tồi tệ hơn.

- Vitamin B6 và B12 có thể giúp giảm tình trạng ốmnghén. Bà bầu nên bổ sung những loại vitamin này ngay từ khi biết tin mangthai.

- Luôn giữ cho nhà cửa thoáng đãng và vệ sinh. Sốngtrong một môi trường trong lành giúp bà bầu thoải mái hơn.


← Bài trước Bài sau →

Bình luận